Thursday, November 17, 2016

Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Hồ Phú Bông (Danlambao)

Tôi không nhớ chính xác là đã mấy mươi năm mới quay lại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, Sài Gòn! Nhưng dù bao nhiêu năm vật đổi sao dời thì ngôi giáo đường vẫn sừng sững tại đó. Cổng nhà thờ không trực diện với đường như các nhà thờ Huyện Sĩ, Ba Chuông hay Vườn Xoài... Cổng nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là đường chéo, cắt góc vuông của khu đất phía bên tay phải, nên thông thoáng rộng rãi dễ dàng hơn cho các phương tiện ra vô, đặc biệt trong các lễ lớn đỡ bị kẹt xe, kẹt đường. 
Trả tiền cho bác xe ôm rồi lững thững với backpack sau lưng tôi bước vào bên trong. Phút chốc những náo nhiệt, ồn ào vã mồ hôi bên ngoài chợt chùng xuống rồi tan biến. Trước mặt là một không gian thoáng đãng và tĩnh. Hang Đá thờ Đức Mẹ quay lưng ra đường, vẫn là cái Hang Đá năm xưa nhưng có cái gì đó thật khó tả. Lác đác người đứng bên ngoài đang hướng về Đức Mẹ tay cầm tràng hạt nguyện cầu. Có người vào hẳn bên trong đang quỳ gối. Chắc chắn đây là giây phút thiêng liêng giao hòa giữa cõi Người và cõi Thiêng. Hang Đá quay lưng ra ngoài cũng là biểu hiện phân chia Đạo và Đời. Ngoài kia là Đời, trong nầy là Đạo. Tín đồ Chúa bước vào đây là bước vào Khung Cửa Hẹp. Khung cửa hẹp để được cứu rỗi. Còn ngoài kia là Đời, cửa Đời thênh thang rộng mở nên người vào đó rất đông để rồi bị đam mê cám dỗ, dễ dàng đi vào nơi tăm tối. Tôi bỗng nhớ đến Tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide... với chiếc áo đầm tím, cổ đeo cây Thập giá lóng lánh, tìm nhau trong ánh mắt hẹn hò. Day dứt giữa tình yêu Chúa và tình yêu Đời!
Bên phải lối vào là Giáo Đường. Lúc nầy gần trưa, không có lễ, nên vắng. Cửa nhà thờ vẫn mở và Nhà thờ có bao giờ đóng cửa với Thế gian? Đạo là đường và Chúa đã hành trình đường Thập tự để vào đời cứu thế gian cơ mà! Với cái ngơ ngác ban đầu của người ở xa về, tôi không hỏi ai và cũng không ai hỏi tôi, nhưng đứng trước cửa chính nhà thờ, nhìn vô những hàng ghế vắng rồi nhìn lên Điện thờ với hình tượng Chúa trên cây Thập Tự tôi biết chính tôi đang trở về, như con chiên đã đi lạc, như gã trai hoang đàng hư đốn quay về mái nhà xưa và được Cha nhân từ ra đón ôm vào lòng!
Trước khi về Việt Nam, cháu Huỳnh Phương Ngọc cho biết là có thể đến nhà thờ xin gặp Cha Phạm Trung Thành, người đỡ đầu cho chương trình giúp đỡ Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB). Bên ngoài đã biết chương trình đầy lòng bác ái và nhân đạo nầy nhưng từ khi Cha Phạm Trung Thành hưu trí thì bị gián đoạn. Nhà thờ không còn là nơi có thể tổ chức sinh hoạt từ thiện như trước. Vài Linh mục gắn bó với chương trình cũng phải về các địa phương xa xôi khác. Tưởng thế là nhịp cầu gãy đổ nhưng Chúa Jesus là cây cầu nối. Cây cầu, bắt ngang qua dòng sông đời tội lỗi đang chảy xiết, đưa tội nhân từ tội lỗi đến bến cứu rỗi, giải thoát. Chúa xuất thân từ nghèo hèn, đường hành đạo Ngài cũng nghèo hèn. Một hôm nằm nghỉ trên cỏ, gối đầu vào tảng đá Ngài nhìn trời: “Chim trời có tổ còn Con Người (Chúa) không có một chỗ gối đầu”! Nên Đạo Chúa đầu tiên là của những người bị bất hạnh, của những người cùng khổ! Từ mầu nhiệm thâm sâu đó chương trình giúp đỡ TPB lại được tiếp tục.
Tôi chọn đến nhà thờ vào sáng Thứ Hai, vì nghĩ rằng ngày Chúa nhật có nhiều lễ, rất đông người, khó có thể xin gặp được Cha Phạm Trung Thành vì Cha bận công tác mục vụ.
Thế nhưng, Chúa đã ban cho nhiều hơn mong đợi!
Tôi đến thật đúng lúc. Được trực tiếp tiếp xúc với một số TPB. Hôm đó là một trong 2 đợt / hàng tháng. Anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết mỗi tháng cố gắng tổ chức được hai lần nhưng không có ngày giờ cố định vì địa điểm rất bận cho công tác Mục vụ. Chỉ chọn ngày nào có giờ trống và phải bàn giao địa điểm trước 2 giờ chiều. Điều nầy rất khó về mặt tổ chức trong lúc số người thiện nguyện thường bị làm khó dễ và theo dõi nên họ rất e ngại! Vì thế công việc thêm đa đoan. Hôm tôi đến có 86 TPB, được 6 Y/Nha/Dược sĩ và một số anh chị em bỏ công việc thường nhật đến phục vụ thiện nguyện. Buổi sinh hoạt có thêm một bữa ăn trưa (với quà tặng?). Cứ hình dung khối việc như thế mà thiếu nhân lực, thời gian thì hạn hẹp, sự vất vả sẽ như thế nào? Chỉ riêng việc liên lạc sắp xếp giờ giấc với các TPB ở xa, với các Y/Nha/Dược sĩ, với các người tình nguyện gác bỏ việc riêng đến trợ giúp đủ thấy ngay việc điều hành dài hạn một chương trình như thế nầy không hề đơn giản chút nào!
Khi tôi vừa bước vào cổng khuôn viên, gặp lúc anh Nguyễn Bắc Truyển trên tay cầm một xấp hồ sơ đang loay hoay tìm cách giúp một bác TPB cụt hai chân, chuyển sang xe lăn khác... anh trao ngay xấp giấy cho tôi cầm hộ, không kịp nói câu nào và cũng chẳng cần biết tôi là ai, để anh rảnh tay giúp... thì có thể hình dung được mức độ bận rộn!
Tôi biết anh qua mạng còn anh chẳng biết tôi là ai nhưng ngay sau đó là nụ cười rạng rỡ trao cho nhau và cái bắt tay thật chặt! Anh nói: “Tụi em vừa 'đuổi' một công an chìm ra khỏi đây.” Vậy thì, giữa anh công an chìm và tôi tự nhiên phải có cái gì đó khác biệt! Tôi hiểu, đó là sự bén nhạy phát xuất từ trái tim. Khi có tấm lòng thì tự nó thể hiện ra bên ngoài! Anh Nguyễn Bắc Truyển kêu chị Phượng (vợ anh) đem đến một cái nón lưỡi trai màu xanh trời có 4 chữ DCCT đội trùm lên nón lưỡi trai tôi đang có với câu nói vội: “Không có cái nón nầy thì anh sẽ bị 'mời' ra khỏi...” rồi tiếp tục lo công việc. Tôi lui bui móc máy ảnh từ bookback ra thì thấy phóng viên Huyền Trang cũng đang bận rộn, còn cái Nikon của cô thì lủng lẳng ngang bụng... Chúng tôi đưa máy chụp ngược nhau, rồi cười! Cha Phạm Trung Thành lúc đó cũng đang đến từng bàn han hỏi và lắng nghe các bác TPB khi họ đang dùng bữa trưa.
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại Tổng Y viện Cộng Hòa, là Y viện chính điều trị quân nhân bị thương của Quân lực VNCH, thì thương bệnh binh bị đuổi ngay ra đường với bông băng, dây nhợ... đã nói lên bản chất của cuộc chiến do phe thắng trận gây ra! Thì hôm nay có bàn tay nhân ái của Tôn giáo đang cố làm dịu bớt nỗi đau đó. TPB, họ đã sống từ đáy địa ngục hơn 40 năm qua, cho nên giúp đỡ họ đôi phần trong khốn khó là điều phải làm, nhưng đó không phải là điều để khêu dậy sự bẩn thỉu chính trị, vì như thế có thể gây ra ngộ nhận, vốn đã và đang còn tiềm ẩn, nên rất tai hại. Như thế, có thể tạo ra sự “chia rẽ mới” mà nạn nhân lại là TPB! Mong mọi người đều hiểu đây là việc làm thể hiện bản chất Thiện Lành của dân tộc Việt đã có truyền thống từ ngàn năm.
Do đó khi chế độ hiện tại vẫn còn cắt cử nhân viên an ninh trà trộn vào trong các buổi sinh hoạt thì chẳng những không có bất cứ kết quả nào khác hơn, ngoài việc họ tự nhắc nhở công luận nhớ lại bản chất căm thù trước kia, điều mà họ đang cố tình xóa bỏ mọi dấu vết. Họ làm như thế là đi ngược lại truyền thống tốt lành của dân tộc! Và cũng mong người Việt hải ngoại gây quỹ giúp TPB đều mang Trái Tim Lành chứ không như cộng sản đang nghĩ và lo sợ! Được như thế là sẽ giúp cho chương trình nầy tồn tại lâu dài cũng như những người đang dấn thân phục vụ thiện nguyện mới không gặp cản trở, để mỗi ngày số người tham gia càng đông hơn, càng chia sẻ bớt sự khó khăn và gánh nặng cho tổ chức đang cưu mang. Chỉ mong như thế!
Tôi đến bất ngờ. Bất ngờ được chứng kiến. Nhưng chỉ có tôi “bất ngờ”! Còn Chúa? Thưa, Ngài dành cho tôi có cơ hội được thấy. Được biết. Được suy nghĩ. Suy nghĩ để viết về Thương yêu những người đang cùng khổ. Không phải viết để gây nghi kỵ hay hận thù! Vì Chúa dạy chỉ có Thương yêu và Tha thứ mới tồn tại!

13/11/2016

Tuesday, October 18, 2016

Chuyện người thương binh.

Chúng ta đã làm gì?                                               
 Ông nhà báo Mỹ ở Sacramento lại vừa hỏi tôi, 40 năm qua chuyện gì đáng kể trong cộng đồng Việt Nam. Tôi kể rằng chuyện thành công về định cư của từng gia đình thì ai cũng nhận thấy. Mỗi gia đình đều làm chủ một mái nhà. Thế hệ thứ hai 85% tốt nghiệp trung học và 60% tốt nghiệp đại học. Mỗi nơi đều có ban đại diện cộng đồng đó là quan niệm của các nhà lãnh đạo muốn kết đoàn để có tiếng nói chung. Nhưng có khi ước mong làm đại diện quá mạnh mẽ nầy sinh tranh chấp, đó cũng là chuyện thường tình.Từ thân phận tỵ nạn, người Việt trở thành công dân. Cử tri gốc Việt đi bầu và các ứng cử viên Việt Nam trở thành dân cử. Nghị viên, giám sát viên, thị trưởng, nghị sĩ, dân biểu tiểu bang và tương lai còn mở rộng trong lảnh vực dân cử ngành lập pháp.  Rất nhiều người Việt tham gia vào các lãnh vực công quyền, khoa học, tư pháp, giáo dục, thương mại, ngoại giao và quốc phòng.Tuy nhiên, dù có khác biệt nhưng tinh thần chống Cộng vẫn là mẫu số chung và nơi nào cũng tranh đấu để các chính quyền địa phương công nhận ngọn cờ vàng là biểu tượng chung của cộng đồng. Gián tiếp hay trực tiếp, người Việt tỵ nạn đi trước đã mở đường cho việc đón thuyền nhân, đón tù cải tạo, đón con lai và sau cùng tiếp tục lâu dài là đoàn tụ gia đình. Về chuyện quê nhà, hải ngoại từ những năm đầu tìm cách quang phục quê hương. Biết bao hy sinh bất thành cho đến khi thế giới thay đổi thì công cuộc đấu tranh thực tế nhằm vào việc đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Công tác cụ thể là hải ngoại âm thầm rồi công khai tìm cách bảo toàn Nghĩa trang Quân đội tại Biên Hòa. Đề tài hôm nay xin nói đến chuyện người thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Câu chuyện số một trong loạt bài 40 năm nhìn lại.

Cảm ơn anh thương binh
.
Thành tích đáng hãnh diện nhất là các chương trình hải ngoại lo cho thương binh và quả phụ còn ở lại Việt Nam. Ngay từ những năm đầu tin tức ghi nhận từ Pháp, Mỹ hay Úc châu luôn luôn có nhiều cá nhân và tổ chức đứng ra quyên góp để giúp đỡ các thương binh VNCH. Tin tức và hình ảnh thương binh VNCH bị xua đuổi ra khỏi Tổng y Viện mở đầu cho giai đoạn cay đắng của phe chiến bại. Phần lớn thương binh sống trong các hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Sau 75, đời sống dưới chế độ cộng sản cả nước lầm than, nói gì đến thương binh của miền Nam. Người Việt hải ngoại đã nhìn ra nhu cầu. Không cần có lệnh của chính phủ, không cần phải tìm hiểu nghiên cứu xâu xa. Người Việt về thăm quê nhà thấy ngay anh lính chiến với áo hoa dù đi hát rong nhạc vàng tiền chiến. Thấy anh thương binh đi bán vé số ngoải chợ. Những món quà tình nghĩa đã trao tay và tin tức đem trở lại với chúng ta. Quyên góp gửi quà về cho anh em bắt đầu trở thành phong trào. Từ những ngọn lửa thương yêu nhỏ bé hơn 20 năm qua, lời cảm ơn anh đã bắt đầu tạo thành ngọn đuốc soi sáng lương tâm hải ngoại với tiếng tăm vang dội. Một hội đoàn từ Nam CA có ý định tổ chức quyên góp quy mô trong đại nhạc hội. Anh Huy Phương và bà Hạnh Nhơn tìm gặp nghệ sĩ Nam Lộc và Việt Dzũng họp bàn. Khi được sự nhận lời của nhạc sĩ Trúc Hồ từ sân khấu Asia, lần lượt các đại nhạc hội tổ chức hàng năm. Đến khi thêm SBTN nhập cuộc thì sân khấu tổ chức từ Nam Bắc CA trở thành danh tiếng toàn thế giới. Kỳ Cảm ơn Anh lần thứ 9 năm 2015 tại San Jose vừa qua ghi nhận thành tích một triệu 200 ngàn. Thành quả vĩ đại thể hiện tấm lòng của hải ngoại hướng về quê nhà. Quả thực húng tôi không quên anh.

Đem thương binh VNCH qua Mỹ.                   
Cô Janet Nguyen đã theo đuổi con đường chính trị nhiều năm qua bắt đầu từ miền Nam California. Xuất thân từ nghị viện thành phố, cô thành công khi ra tranh cử Giám sát viên quận Cam. Mới đây cô đã trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên gốc Việt tại tiểu bang California. Chắc hẳn cô đã từng tham dự nhiều lần các đại nhạc hội Cám ơn anh. Vì xúc động qua hình ảnh thương phế binh VNCH. Vì hưởng ứng sự nhiệt thành của cộng đồng Việt Nam với đề tài Thương phế binh. Vì thể theo ý nguyện của cử tri gốc Việt hay thực sự chỉ đơn thuần là vì lòng nhân đạo. Cách gì thì ý nguyện của cô cũng rất tốt. Cô Nguyễn đã vận động thành công để thuợng và hạ viện tại Sacramento đồng ý thông qua một nghị quyết đưa lên quốc hội Hoa kỳ yêu cầu ban hành các điều luật cần thiết để đem thương binh Việt Nam qua Mỹ. Tuy nhiên đây mới chỉ là một thỉnh nguyện. Bước kế tiếp rất cần một hay nhiếu văn phòng dân biểu liên bang đứng ra bảo trợ và mở đường cho công tác rất dài hạn. Trong hoàn cảnh nước Mỹ ngày nay đang bối rối vì tỵ nạn Âu châu, việc đưa thương binh tàn phế Việt Nam qua Mỹ hoàn toàn là công tác nhân đạo, có thể là nhu cầu của hai quốc gia Việt Mỹ hay không. Phải chăng ước mong này có thể mở đường cho các giải pháp khác.

Vấn nạn bắt đầu:                                         
Tin thương binh đi Mỹ vừa loan ra thì ở Việt Nam đã có người tìm cách làm ăn dưới hình thức mở dịch vụ giúp đỡ thương binh chuẩn bị hồ sơ. Người ta e ngại rằng anh chị em thương binh ở quê nhà có thể bị lừa bịp. Có người hiểu rằng ước mong đưa thương binh qua Hoa Kỳ vẫn còn nhiều trở ngại phải vượt qua và không chắc có vượt qua được không. Nhưng cũng có người hy vọng rằng ước mong vẫn có thể thành sự thực. Trình bày một cách đơn giản là mọi chuyện phải bắt đầu có người viết dự án luật trình lên hạ viện rồi tùy trường hợp thượng viện để mắt đến hay không do tính chất quan trọng của chương trình. Những khía cạnh nhân đạo, nhu cầu tài chánh, và những dư âm của cuộc chiến Việt Nam từ hơn 40 năm trước có còn ghi dấu trong tâm tư những nhà làm luật của Hoa Kỳ hay không. Phía hành pháp tức là chính quyền có đồng thuận với dự án hay không. Đi sâu vào việc nghiên cứu, nhiều câu hỏi  sẽ phải được giải đáp.     

VNCH có bao nhiêu thương binh;         
Đúng như vậy, văn phòng nào viết dự án sẽ cần phải đấy đủ các dữ kiện. Trung bình một hồ sơ thương binh VNCH qua Mỹ sẽ có bao nhiêu người trong gia đình. Hoàn cảnh mỗi gia đình ra sao. Để giúp cho Hoa Kỳ định cư một gia đình sẽ tốn phí là bao nhiêu? Đề nghị sẽ đem bao nhiêu thương binh và gia đình qua. Lựa chọn trên tiêu chuẩn nào. Dù là rất khó khăn, những người viết để nghị vẫn không thể dự trù đưa tất cả 100% thương binh qua Mỹ. Bắt buộc phải ghi đề nghị cụ thể thí dụ là 5 ngàn gia đình. Trong thời hạn là 5 năm. Từ các dự kiến này, các chuyên viên nghiên cứu sẽ phải tìm cho ra con số thương binh VNCH hiện tại Việt Nam là bao nhiêu người? Trong buổi tiệc thân mật tại San Jose tháng trước, cô Janet có hỏi tôi con số này. Tôi hứa sẽ tìm hiểu và trả lời sau. Anh Nam Lộc cũng có hỏi chúng tôi tài liệu này. Sau đây là tin tức chúng tôi ghi lại để gửi cho toàn thể quý vị quan tâm.

Tổn thất trong chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết từ 2 đến 5 triệu người Việt (tùy từng nguồn khác nhau). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương;

Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Từ 250.000 đến 316.000 tử trận hoặc mất tích và 1.170.000 bị  thương. Con số khác là 220.357 tử trận được tác giả Lewy trích dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng hơn 250.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 316.000 tử trận. Viet Museum note. Trong chiến tranh Viet Nam 1 chết là có từ 6 đến 7 thương binh. Trong số bị thương một nửa tàn phế từ 50% đến 100%. Cụt 1 tay là 50%, mất tứ chi là 100%. Tàn phế dưới 50% thân thể không tật nguyền, không mù què nhưng vẫn được giải ngũ và được coi là thương binh, hưởng phụ cấp thương binh.         

Bộ đội cộng sản Việt Nam    

Theo tài liệu Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (54-75) của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có:1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác) 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.                 
Viet Museum note: Con số thương binh cộng sản thấp vì số lớn bị thương nhưng không được cứu thương nên nằm chết tại chiến trường. Trở thành tử sĩ.

Thương Binh VNCH.  Năm 1975 thống kê tổng số 1 triệu 200 ngàn thương binh sau cuộc chiến 21 năm (54-75) Tuy nhiên, phần lớn thương binh tử sĩ hy sinh trong 10 năm từ 65-75. Đa số là chiến binh trẻ. Tuy nhiên cũng có thương binh từ giai đoạn đầu ghi trong thống kê đến 1975 không còn nữa. Các thương binh không tật nguyền cũng đã trở thành dân thường. Như vậy vào tháng tư 1975 có khoảng trên 400 ngàn thương binh VNCH với thương tật rõ ràng (mù què). Sau 40 năm, tính đến nay còn lại trên 200 ngàn thương phế binh với thương tật. Tuổi trung bình từ 65 đến 70.( From Wikipedia, the free encyclopedias.) Đại tá Chu Văn Hồ hàng tháng thuyết trình cho trung tướng Đồng Văn Khuyên cho biết con số tử trận có danh tính và số quân đầu năm 1975 là 300,000.

Ghi Chú riêng. Nếu con số VNCH tử trận 300 ngàn thì số bị thương phải là 300x6= Một triệu 800 trăm ngàn.Tuy nhiên, cần nhắc lại hàng triệu chiến sĩ có chiến thương bội tinh nhưng vẫn trở lại đơn vị chiến đấu vì không bị tàn tật. Họ không phải là phế binh vì mù què. Con số thương binh tàn tật hiện nay còn sống trên toàn thể miền Nam có thể vào khoảng tối đa là 50 ngàn. Hơn nửa con số này không có liên lạc với các cơ quan từ thiện.
    Ngồi lại với nhau                                                               
Sau 40 năm cuộc chiến đã tàn nhưng di sản chiến tranh vẫn còn nằm trên thương tích của các chiến binh tàn tật. Hình ảnh các buổi họp mặt thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại dòng Chúa cứu thế Sài Gòn mãi mãi là vết thương in trong lòng hải ngoại. Vấn đề thương binh VNCH là một đề tài quan trọng và tế nhị. Việc giúp đỡ hay tìm cách đưa qua Mỹ có thể chỉ là một ước mơ vĩ đại. Nhưng giấc mơ này có thể đưa đến các giải pháp khác, tuy đã muộn hơn 40 năm nhưng có phần cụ thể hơn. Chuyện này không thể tranh luận qua các diễn đàn báo chí hay internet. Cần ngồi lại với nhau. Rất cần ngồi lại với nhau... Với một tấm lòng mở rộng, tha thứ cho người và tha thứ cho chính mình. Nhiên hậu mới nói chuyện đồng hương, chiến hữu và nhân đạo. 
Giao Chỉ, San Jose.

 Xin vào youtube sau đây để nghe buổi nói chuyện cùng đề tài.

Monday, October 17, 2016

Họp Báo Công Bố Kết Quả Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 10 / Thứ Bảy 15 tháng 10 năm 2016



Video Họp Báo phần trả lời câu hỏi




Video phần 3 và phần 4




Video Tài Liệu Tham Khảo


Mỗi gia đình bảo trợ một Thương Phế Binh
















Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10 thu được $1,279,000







Thuyết trình đoàn trong cuộc họp báo công bố kết quả tài chính Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10, từ trái, Luật Sư Đỗ Phủ, ông Nguyễn Văn Ức, bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, và ông Nguyễn Phán. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Nguyên Huy/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV) – Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10 vừa qua thu được tổng cộng $1,279,000.85, theo ban tổ chức cho biết trong buổi họp báo sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Mười, tại Thư Viện Việt Nam, Garden Grove.

Chủ tọa buổi công bố kết quả là cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, cùng ông Nguyễn Văn Ức, phó hội trưởng ngoại vụ; ông Nguyễn Phán, phó hội trưởng nội vụ, và Luật Sư Đỗ Phủ, phó tổng giám đốc đài truyền hình SBTN.
Bà Hạnh Nhơn, cũng là trưởng ban tổ chức đại nhạc hội, cho biết, ban tổ chức cũng chi ra tổng cộng $119,000 cho chi phí tổ chức.
Bà cho biết kết quả tốt đẹp này có được là do sự nỗ lực không quản ngày đêm của rất nhiều người và bà rất hãnh diện khi thấy đồng hương người Việt khắp nơi đã tích cực đóng góp.
Tiếp đó Luật Sư Đỗ Phủ cho biết: “Đây là một trách nhiệm mà đài SBTN, đài truyền hình SET, và Trung Tâm Asia buộc phải làm và chúng tôi sẽ còn tiếp tục mãi đóng góp vào công việc chung này.”
Trước kết quả vô cùng khích lệ này, ông Nguyễn Văn Ức cho biết: “Hàng năm hội còn nhận được khoảng trên dưới $200,000 từ những mạnh thường quân và những ân nhân yểm trợ.”
Tiếp đó ông Ức công bố chi tiết những tiết mục chi tiêu cho việc tổ chức. Khi kết thúc, ông cho biết danh sách chi tiêu này có những chứng từ được lưu tại hội.
Ông Nguyễn Văn Nhựt, tổng thư ký hội, tiếp đó lược trình về các tiêu chuẩn cứu trợ thương phế binh VNCH từ nhẹ như cụt một bàn chân hay tay được cứu trợ $100, như cụt một chân, một tay, mù một mắt được trợ cấp $150, nặng như cụt hai tay hai chân mù hai mắt… được trợ cấp $250, quá nặng như cụt hai tay mù mắt cụt hai chân, liệt toàn thân được trợ cấp $300. Người mới được biết đến hội, được trợ cấp lần đầu là $300. Thương phế binh bị chết được trợ cấp $200, nằm bệnh viện được $300.
Tiêu chuẩn với quả phụ VNCH được áp dụng chung là $100 (so với trước đây chỉ có $50). Lần đầu tiên sẽ được $200, nằm bệnh viện $300, và khi chết được $200.
Về việc cứu xét các hồ sơ, hội thường căn cứ trên một số tài liệu cũ như Bản Cáo Tri, Chứng Chỉ Tại Ngũ, Báo Cáo Tổn Thất, Tóm Lược Hồ Sơ…
Về việc gửi tiền, qua một công ty gửi tiền với đầy đủ chứng cứ tiền trợ cấp đến tận tay thương phế binh qua phiếu hồi báo hoặc thư xác nhận.







Người đặt sáu câu hỏi (đội nón), mà đa số người tham dự cho là không xây dựng, bị phản đối. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Người đặt sáu câu hỏi (đội nón), mà đa số người tham dự cho là không
 xây dựng, bị phản đối.
 (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Ông Nguyễn Phán cho biết chương trình hội kêu gọi Mỗi Gia Đình Nhận Cứu Trợ Một Thương Phế Binh cũng đạt được kết quả tốt đẹp. Từ ngày chương trình được thực hiện, qua năm năm đã có tới 936 ân nhân tham gia và cứu trợ được 1,800 thương phế binh VNCH ở Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Phán, chương trình này mong được sự tham gia đông đảo hơn vì hiện hội đã nhận được gần 20,000 hồ sơ, nhưng mới chỉ giải quyết được trên 8,000 hồ sơ. Nếu chương trình Mỗi Gia Đình Nhận Cứu Trợ Một Thương Phế Binh được hưởng ứng thêm, số hồ sơ tồn đọng tại hội sẽ được vơi bớt.
Về việc hồ sơ giả hay thương phế binh giả, ông Nguyễn Phán cũng cho biết hiện nay, ở mỗi tỉnh tại Việt Nam có một vài thương phế binh tình nguyện cộng tác với hội trong việc điều tra thực hư những hồ sơ, nhất là những trường hợp hội nghi ngờ có sự mờ ám. Sự cộng tác nhiệt thành này từ trong nước đã giúp cho hội loại bỏ được những hồ sơ gian trá, đội lốt thương phế binh VNCH.
Đến phần trao đổi ý kiến giữa ban tổ chức với người tham dự, có một người lên đặt một lúc đến sáu câu hỏi mà đều là những câu hỏi không được khách quan, trung thực từng được gửi tới ban tổ chức và đã được giải thích tường tận, nên đã bị nhiều người tham dự la ó phản đối, khiến buổi họp báo bị mất trật tự trong ít phút.
Dù vậy, chủ tọa đoàn cũng vẫn hòa nhã giải thích lại một vài dư luận cố ý xuyên tạc công việc rất tốt đẹp này của ban tổ chức gồm Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, đài truyền hình SBTN, đài truyền hình SET, Trung Tâm Asia, và các hội đoàn quân cán chính VNCH.


Ban tổ chức ĐNH Cám Ơn Anh Kỳ 10 họp báo công bố kết quả

(VienDongDaily.Com - 16/10/2016)
Tổng số thu được $1,279,210.85
Bài THANH PHONG
GARDEN GROVE - Vào lúc 10 giờ 15 sáng thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016 Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ (TPB & QP) VNCH đã tổ chức một cuộc họp báo tại Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove để công bố kết quả Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 10, và công khai việc thu, chi cùng phổ biến chương trình bảo trợ TPB & QP tại gia.


Thuyết trình đoàn (từ bên phải) là ông Nguyễn Phán, Nguyễn Văn Ức, 
LS Đỗ Phủ, bà Hội Trưởng Hạnh Nhơn đang phát biểu.
 (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Đến tham dự, ngoài các cơ quan truyền thông còn có Luật sư Đỗ Phủ, đại diện đài SBTN/TV, cựu Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu và phu nhân; bác sĩ Vũ Quốc Phong (Hội Bưởi – CVA); bà Vương Đỗ Mai Phương (Hội Trưởng và bà Vũ Ngọc Diệp Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương); ông Phạm Văn Thuận (Hội Trưởng Hội BĐQ); cô Bích Ngọc (Hội Cảnh Sát QG), ông Nguyễn Văn Thành (Hội Ái hữu Trà Vinh); ông Shu A Cầu (Tổng Hội Trưởng Võ Bị); ông Phan Tấn Ngưu (Tổng Hội Trưởng CSQG), Nghị Viên Bùi Phát (Chủ Tịch CĐNVQG Nam Cali); ứng cử viên Thu Hà Nguyễn (Địa hạt 3 Garden Grove); ông Nguyễn Văn Hùng (Cố Vấn Liên Hội Cựu Chiến Sĩ); ông Lê Quang Dật (Huynh Trưởng GĐPT), ông Phạm Hoàn (Đoàn Quân, Dân, Cán, Chính VNCH); Mục sư David Huỳnh; Kỹ sư Tạ Trung (ứng cử Ủy viên Giáo Dục Huntington Beach); ông Vũ Trọng Mục (Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị); ông Nguyễn Văn Tánh (cựu Chủ Tịch CĐNV New York), ông Phan Kỳ Nhơn (Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống CS và Tay Sai) ; ông Lê Văn Sáu (Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ); ông Bùi Đẹp (Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH), ông Giang Hữu Hậu (Lực Lượng Đặc Biệt), ông Đặng Kim Thu, bà Nghiêm Phương Lan và một số không ghi danh nên MC. Phạm Đình Khuông không giới thiệu.
Sau nghi thức chào cờ khai mạc và giới thiệu thành phần tham dự, MC mời bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ TPB & QP/VNCH), LS Đỗ Phủ (Đài SBTN), ông Nguyễn Văn Ức (Phó Ngoại Vụ Hội H.O.) ông Nguyễn Phán (Phó Nội Vụ Hội H.O.) lên bàn thuyết trình. Lẽ ra có thêm ông Nam Lộc, nhưng MC cho biết, nghệ sĩ Nam Lộc đang ở Toronto Canada tham dự buổi gây quỹ cho TPB & QP/VNCH nên không có mặt.



Mọi người chụp chung tấm ảnh kỷ niệm với Hội H.O. 
(Thanh Phong/ Viễn Đông)
Bà Hội Trưởng được mời lên phát biểu. Sau lời chào mừng và cám ơn các cơ quan truyền thông cũng như tất cả quý vị có mặt tham dự cuộc họp báo, bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn hân hoan thông báo, Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ thứ 10 tổ chức tại Nam California thu được $1,279,210.85.
Luật sư Đỗ Phủ được mời phát biểu, nói, “Đây là bổn phận, là việc đài SBTN chúng tôi phải làm để giúp đỡ các anh em TPB & QP/VNCH. Sang năm, chúng tôi sẽ cố gắng làm qui mô hơn, phổ biến sâu rộng hơn để người Việt khắp nơi trên thế giới tiếp tay lo cho các anh em TPB/VNCH, những người đã hy sinh một phần thân thể và nay đang sống lây lất trong chuỗi ngày cuối đời tại quê nhà.”
Tiếp theo, ông Nguyễn Văn Ức, Phó Ngoại Vụ trình bày các khoản Thu, Chi: Về phần Thu trong đó: Tiền bán vé được $60,880; Tiền ân nhân đóng góp trong ngày ĐNH được $170,923.25; Tiền ân nhân gởi đến Đại Hội được $548,726.84; Tiền ân nhân từ Houston, Texas quyên góp được $248,246.57; Tiền ân nhân gửi đến đài SBTN bằng check được $133,778.69; Tiền ân nhân gởi đến đài SBTN bằng Credit Card được $116,635.50. Tổng cộng tất cả khoản thu là $1,279,210.85 chưa trừ chi phí. Về phần chi, ông cho chiếu trên màn hình và đọc từng khoản chi rất rành mạch. Tổng số tiền chi là $119,129.90. Như vậy, $1,279,210.85 trừ $119,129.90 còn lại $1,160,230.95.
Ông Nguyễn Văn Nhựt (Tổng Thư Ký Hội H.O) trình bày kế hoạch phân phối số tiền $1,160,230.95 cho các TPB & QP/VNCH theo tiêu chuẩn: Quá nhẹ thì trợ giúp $100; Nhẹ $150; Nặng $250; Quá nặng $300; Cho lần đầu $300; TPB qua đời được $200; Nằm bệnh viện không trả nổi viện phí $300. Các quả phụ áp dụng chung $100. Lần đầu cho $200, Nằm bệnh viện cho $300, Qua đời cho $200. Kế tiếp, ông Nguyễn Phán (Phó Nội Vụ) lên trình bày chương trình bảo trợ, kêu gọi mỗi gia đình người Việt hải ngoại bảo trợ từ một đến ba thương phế binh hay quả phụ. Nếu được như vậy thì Hội H.O. bớt gánh lo, và nếu có thể xin bảo trợ tối thiểu ba năm theo tiêu chuẩn như Hội giúp. Nếu vì lý do gì không tiếp tục hỗ trợ nữa xin thông báo cho Hội để mở lại hồ sơ giúp cho người TPB hay QP đó.
Ngoài các lời trình bày của các vị vừa nêu, Hội còn ấn hành một tập sách ghi đầy đủ chi tiết. Ngoài ra, ban tổ chức cũng đặt một bàn dài trên đó để đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc trợ giúp các TPB & QP/VNCH từ ngày thành lập đến nay, và cả giấy tờ của Sở Thuế đến kiểm tra, xác nhận tất cả hồ sơ, giấy tờ của Hội làm rất rành mạch, rõ ràng, không vi phạm bất cứ điều gì về thuế vụ. Tất cả mọi người đều có thể xem các tài liệu, sổ sách trên.



Một người lạ mặt xuất hiện đặt những câu hỏi một cách hằn học có vẻ nghi ngờ Hội. H.O. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Trong phần giải đáp các câu hỏi, có một người lạ mặt, xưa nay chưa thấy xuất hiện trong các sinh hoạt cộng đồng, anh lên đặt những câu hỏi có tính cách nghi ngờ thiện chí của Hội H.O; anh yêu cầu cho biết nhạc sĩ Trúc Hồ và ông Nam Lộc giữ chức vụ gì trong Hội? tại sao ông Nam Lộc nói có 200 ngàn hồ sơ TPB, Hội H.O. lại nói có 20 ngàn hồ sơ? Yêu cầu cho biết tại sao lại gửi tiền cho đài SBTN, v.v..
Nói xong, anh này định rời phòng họp, nhưng một số người tham dự vây quanh, yêu cầu anh đã hỏi thì phải ở lại nghe trả lời. Anh này lôi trong túi xách ra một chiếc áo trây di, một bên có thêu lá cờ Mỹ, một bên có phù hiệu không thuộc bất cứ binh chủng nào của QL/VNCH khoác vào người và ngồi xuống; nhiều người tỏ vẻ nóng nẩy nhưng bà Hạnh Nhơn và Thuyết Trình Đoàn rất điềm tĩnh, trả lời từng câu hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc.
Bà Hạnh Nhơn khẳng định, nhạc sĩ Trúc Hồ là giám đốc đài SBTN, không giữ chức vụ gì trong Hội H.O.; nhạc sĩ Nam Lộc là cố vấn Hội H.O. Nếu không có đài SBTN, Hội H.O. không thể nào thu được số tiền hàng triệu như vậy. Còn nghệ sĩ Nam Lộc nói ở Việt Nam hiện có khoảng 200 ngàn TPB nhưng Hội H.O. chỉ nhận được 20,000 hồ sơ vì còn những người khác, một phần họ không biết để xin và Hội cũng không biết địa chỉ để trợ giúp.
Còn vấn đề gửi tiền, ông Nguyễn Văn Ức khẳng định, “Chỉ có Hội H.O. làm công tác gửi tiền và gửi qua dịch vụ, ngoài ra không có bất cứ tổ chức nào, cá nhân nào gửi tiền của Hội H.O. cho các TPB & QP/VNCH.
Hầu hết những câu hỏi đều đã có lời trình bày của thuyết trình đoàn, nên sau khi nghe trả lời, anh rời khỏi phòng họp ngay.
Thuyết trình đoàn cũng trả lời một số câu hỏi khác của tham dự viên. Sau cùng ban tổ chức mời mọi người chụp chung tấm hình kỷ niệm và kết thúc bằng bữa ăn trưa tại chỗ.
Video Phần 1 Video Phần 2

 











Saturday, October 8, 2016

Diễn Tiến cũa Nghị Quyết SJR5 của Thượng Viện Tiểu Bang California

Nguyên văn của Nghị Quyết SJR5 
từ tháng 3 năm 2015 và cho đến nay 
Nghị Quyết này Vẫn còn "Dậm Chân Tại Chổ"
 
BILL NUMBER: SJR 5 CHAPTERED
 BILL TEXT

 RESOLUTION CHAPTER  94
 FILED WITH SECRETARY OF STATE  JULY 6, 2015
 ADOPTED IN SENATE  JULY 2, 2015
 ADOPTED IN ASSEMBLY  JUNE 25, 2015
 AMENDED IN ASSEMBLY  JUNE 25, 2015
 AMENDED IN SENATE  APRIL 29, 2015
 AMENDED IN SENATE  APRIL 22, 2015
 AMENDED IN SENATE  MARCH 19, 2015

INTRODUCED BY   Senator Nguyen
   (Coauthors: Senators Hertzberg, Huff, and Runner)
   (Coauthors: Assembly Members Ch�vez, Chu, Kim, McCarty, Achadjian,
Alejo, Travis Allen, Atkins, Baker, Bigelow, Bloom, Bonilla, Bonta,
Brough, Brown, Burke, Calderon, Campos, Chang, Chau, Chiu, Cooley,
Cooper, Dababneh, Dahle, Daly, Dodd, Eggman, Beth Gaines, Gallagher,
Cristina Garcia, Eduardo Garcia, Gatto, Gipson, Gonzalez, Gordon,
Gray, Grove, Hadley, Roger Hern�ndez, Holden, Irwin, Jones, Lackey,
Levine, Linder, Lopez, Low, Maienschein, Mathis, Mayes, Medina,
Mullin, Nazarian, Obernolte, O'Donnell, Olsen, Patterson, Perea,
Quirk, Rendon, Ridley-Thomas,  Rodriguez,  Salas, Santiago,
Steinorth, Mark Stone, Thurmond, Ting, Wagner, Waldron, Weber, Wilk,
Williams, and Wood)

                        MARCH 10, 2015
   Relative to humanitarian resettlement.
 LEGISLATIVE COUNSEL'S DIGEST

   SJR 5, Nguyen. Vietnam: humanitarian resettlement.
   This measure would urge Congress and the President of the United
States to expand the Humanitarian Resettlement Program to allow
disabled veteran officers of the South Vietnamese Army currently
living in the Socialist Republic of Vietnam to enter the United
States.

   WHEREAS, The Vietnamese-American community plays an important role
in the social, cultural, and economic landscape of the State of
California and the United States; and
   WHEREAS, The United States government and the American people have
a commitment to assisting individuals that fought as allies in the
Vietnam War and continue to face persecution and threats from the
Communist government of the Socialist Republic of Vietnam; and
   WHEREAS, The veterans of the South Vietnamese Army, also known as
the Qu[n L?c Vi?t Nam C?ng H�a, showed their commitment to the United
States by fighting alongside the United States Armed Forces during
the Vietnam War; and
   WHEREAS, The Humanitarian Resettlement Program and the Orderly
Departure Program have allowed for the resettlement to the United
States of former reeducation center detainees, former Vietnamese
employees of the United States government, and former Vietnamese
employees of private American companies and organizations prior to
April 30, 1975, and from 1997 to 2009, inclusive, sons and daughters
of former Vietnamese were included in what became known as the McCain
Amendment; and
   WHEREAS, Disabled veterans of the South Vietnamese Army, also
known as the Qu[n L?c Vi?t Nam C?ng H�a, have suffered a lifetime of
great challenges and discrimination. Yet, some disabled veterans were
excluded from the Humanitarian Resettlement Program and the Orderly
Departure Program because they were not detained in reeducation camps
for the requisite number of years due to their physical
disabilities; and
   WHEREAS, April 30, 2015, marks the 40th year since the Fall of
Saigon; and
   WHEREAS, Promoting the Humanitarian Resettlement Program and the
Orderly Departure Program to include disabled veterans of the South
Vietnamese Army, also known as the Qu[n L?c Vi?t Nam C?ng H�a, and
their sons and daughters, would rightfully bring these veterans and
their families into programs that, by their terms, excluded some
disabled veterans; now, therefore, be it
   Resolved by the Senate and the Assembly of the State of
California, jointly, That the Legislature respectfully urges the
President and the Vice President of the United States and the United
States Congress to reauthorize the Humanitarian Resettlement Program
and the Orderly Departure Program to allow disabled veterans of the
South Vietnamese Army and their families currently living in the
Socialist Republic of Vietnam to apply to enter the United States;
and be it further
   Resolved, That the Secretary of the Senate transmit copies of this
resolution to the President and the Vice President of the United
States, to the Majority Leader of the Senate, to the Speaker of the
House of Representatives, and to each Senator and Representative from
California in the Congress of the United States, and to the author
for appropriate distribution.
 
Báo Người Việt thông tin 3/2015

Thượng Viện California thông qua nghị quyết về Thương phế binh VNCH

SACRAMENTO, California (NV) – Nghị Quyết SJR 5, do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đề nghị, kêu gọi chính phủ Mỹ cho phép thương phế binh VNCH định cư tại Hoa Kỳ, vừa được Thượng Viện California thông qua hôm Thứ Năm, 30 Tháng Tư, thông cáo báo chí của văn phòng nữ dân cử gốc Việt này cho biết.

Các thương phế binh VNCH đến nhận quà tại chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Các thương phế binh VNCH đến nhận quà tại chùa Liên Trì, quận 2, Sài Gòn. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Theo thông cáo, SJR 5 yêu cầu chính quyền liên bang tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự. Sự tái thực hiện này sẽ cho phép thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa và con cái của họ đang sống ở Việt Nam được nộp đơn xin định cư tại Hoa Kỳ.
Các chương trình này trước đây cho phép những người Việt Nam từng bị tù trong các trại tập trung, người Việt Nam từng làm việc cho chính quyền, các công ty, hoặc các tổ chức của Hoa Kỳ trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, được phép định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều thương phế binh không nằm trong chương trình này, bởi vì họ không bị đưa vào các trại tập trung, vì họ bị thương tật trước khi cuộc chiến kết thúc. Thành ra, họ không đủ số năm bị tù để được tái định cư theo quy định của hai chương trình này.
Hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và gia đình họ vẫn còn đang sống tại Việt Nam, và thường xuyên bị chính quyền Cộng Sản đàn áp, không có việc làm, không có nhà ở, và con cái không được đi học, theo thông cáo.
Cũng theo thông cáo, để giải quyết vấn đề này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã tổ chức một cuộc họp báo vào Tháng Mười Hai, 2014, cho biết bà dự định vận động các thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ tái thực hiện Chương Trình Tái Ðịnh Cư Vì Lý Do Nhân Ðạo và Chương Trình Ra Ði Trong Trật Tự đối với thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cùng với con cái của họ.
“Nghị quyết này chiếu một tia sáng vào một kẽ hở, mà trong đó, hàng ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ quên. Ðây là những người đã chiến đấu rất can đảm bên cạnh đồng minh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Là một người tị nạn, đến quốc gia này để trốn chạy sự đàn áp của chế độ Việt Nam Cộng Sản, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng viện đã ủng hộ và cùng tôi thông qua nghị quyết này.”
Hạ Viện California sẽ xem xét nghị quyết này trong những ngày tới. Và nếu được thông qua, SJR 5 sẽ được chuyển đến tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ, lãnh đạo Ða Số Thượng Viện Hoa Kỳ, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, tất cả các thượng nghị sĩ và dân biểu liên bang của tiểu bang California, theo thông cáo.
Ngoài ra, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn dự định đến Washington, DC, để đích thân gặp các thành viên Quốc Hội nhằm vận động cho SJR 5, cũng theo thông cáo.
“Chúng ta mới chỉ vượt qua một chướng ngại với SJR 5, nhưng tôi rất lạc quan, là nghị quyết này sẽ được lưỡng viện Quốc Hội California thông qua,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được trích lời nói. “Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho những người không có tiếng nói, và vẫn đang phải tranh đấu cho tự do của họ ở Việt Nam, cho tới khi chính phủ Hoa Kỳ phải cho họ một cơ hội định cư tại đất nước này.”
Người Việt

Wednesday, October 5, 2016

GẶP GỠ TNS JOHN MCCAIN ĐỂ VẬN ĐỘNG CHO SĨ QUAN THƯƠNG PHẾ BINH VNCH Ở QUÊ NHÀ VIỆT NAM

Vào ngày thứ sáu 30 tháng 09 năm 2016, Nhạc sĩ Trúc Hồ - Tổng giám đốc đài truyền hình SBTN, Luật sư Nguyễn thục Minh, Ông Nguyễn ngọc Sẵng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cộng đồng Người Việt Quốc gia Arizona, Dược sĩ Đặng thế Khương - Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Arizona, đã đến gặp và trao hồ sơ Sĩ Quan Thương phế binh VNCH cho Thượng nghị sĩ John McCain nhằm vận động cho Sĩ quan Thương phế binh VNCH còn kẹt lại tại quê nhà, được đến định cư tại Hoa Kỳ. Kính mời khán thính giả theo dõi một số hình ảnh trong phóng sự sau đây.