Sunday, February 28, 2016
Thursday, February 25, 2016
Dạ tiệc “Xin Đừng Quên Anh” tại Úc Châu bảo trợ Thương Phế Binh VNCH
Hai buổi dạ tiệc “Xin Đừng Quên Anh” diễn ra tại Sydney
và Melbourne đều đã thành công mỹ mãn.
Tại nhà hàng Crystal Place ở Canley Heights, Sydney
hôm thứ Sáu 19.2.2016, và tại Nhà hàng Ramas (Đại Dương) ở Melbourne hôm thứ Bảy
20.2.2016 đã diễn ra hai buổi dạ tiệc có chủ đề “Xin Đừng Quên Anh”, nhằm vận động
đồng hương tại Úc Đại Lợi hỗ trợ cho chương trình “mỗi gia đình, một thương phế
binh” do hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH do bà cựu
Trung tá Hạnh Nhơn tại Hoa Kỳ làm Hội trưởng phát động. Nhận thấy đây là một chương trình hữu ích,
nên một số thương gia có lòng tại tiểu bang NSW và Đội Hậu Duệ tại tiểu bang
Victoria đã đứng ra tổ chức, với sự hiện diện của nhạc sĩ, MC Nam Lộc cùng hai
ca sĩ từ Mỹ sang, là Hồ Lệ Thu và Bảo Khánh. Buổi dạ tiệc tại Sydney đã có tới
hơn 600 quan khách và đồng hương đến tham dự, và dù nhà hàng nhỏ hẹp tại
Melbourne cũng đã có hơn 250 người đến dự.
Tại Sydney, Tiến sĩ Hà Cao Thắng, chủ tịch CĐNVTD/NSW đã
lên tiếng ca ngợi mục đích của đêm dạ tiệc “Xin Đừng Quên Anh”, và nói: Tinh thần
Ơn đền, Nghĩa trả luôn nằm trong lòng người tị nạn, không quên xương máu của những
người đã hy sinh và bảo vệ tổ quốc. Bác sĩ Trần Thị Xuyên nhân dịp này cũng đọc
một bức thư do bà hội trưởng Hạnh Nhơn gửi đến cộng đồng người Việt tại Úc, với
lý do cao tuổi nên bà không thể có mặt trong buổi phát động tại Úc châu, và gửi
lời cảm ơn đến tất cả những người có lòng đã đến tham dự. Ông John Nguyễn, trưởng ban tổ chức buổi dạ
tiệc “Xin Đừng Quên Anh” tại Sydney cho biết: Úc châu là điểm phát động đầu
tiên của chương trình hỗ trợ Thương Phế Binh có tên là "1 gia đình, 1
thương phế binh", và sau đó sẽ được bung ra trên nhiều quốc gia khác, nhất
là những nơi có đông đảo người Việt cư ngụ. Ông John Nguyễn nói: Mặc dù chương
trình đã đề ra là không gây quỹ, nhưng vẫn có hai vị khách muốn đóng góp, với
lý do là quá bận rộn nên không thể điền phiếu và gửi tiền đi. Chúng tôi xin cảm
ơn LS John Võ đã gửi $1,000 và một vị ẩn danh khác gửi $2,000. Số tiền này đã
được chúng tôi trao cho ông Nam Lộc mang về hội H.O để trực tiếp gửi cho các
Thương Phế Binh.
TS Hà Cao Thắng và MC Nam Lộc
MC Nam Lộc và ông John Nguyễn cho biết, với hai kết quả
ban đầu tại Sydney và Melbourne, cho thấy sự lưu tâm của quý đồng hương đến số
phận của hàng chục ngàn TPB và Qủa Phụ Tử Sĩ còn kẹt lại tại Việt Nam, và hiện
đang sống trong nghèo khổ! Qua đó đã có hơn 200 giấy ghi danh được các ân nhân
bảo trợ, và số TPB được bảo trợ trực tiếp từ các ân nhân tại Úc đã lên tới hơn
400 người (vì có những vị cam kết nhận 2, hoặc 3 TPB). Ông John Nguyễn
cho biết thêm chi tiết: Trong dịp Tết Bính Thân vừa qua đã có 60 phiếu, sau đó
trong dạ tiệc tại Sydney nhận thêm 100 phiếu, và tại Dạ tiệc ở Melbourne có 50
phiếu bảo trợ. Ông John Nguyễn và MC Nam Lộc cũng giải thích thêm: Tuy có cùng
mục đích tương trợ những anh chị em thương phế binh VNCH không may mắn và đi
song hành với công tác của những tổ chức thiện nguyện khác trong cộng đồng đã
và đang làm, nhưng chương trình "1 gia đình, 1 thương phế binh" nhằm
vận động sự giúp đỡ trực tiếp của người bảo trợ đến thương phế binh, không qua
các hội đoàn, để có được sự thông cảm sâu xa hơn giữa bên giúp và bên nhận qua
những liên lạc trực tiếp.
Ông John Nguyễn, Trưởng Ban Tổ Chức
Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây rằng, ông John Nguyễn là
người đã từng tổ chức Đại nhạc hội Cám Ơn Anh ở Úc, và đã thu được hơn 100 ngàn
Úc kim để hỗ trợ các anh em TPB. MC Nam Lộc cũng nhắc đến lời một vị chính
khách hàng đầu của Úc đã: Cảm ơn sự có mặt của Cộng đồng Người Việt, bởi chính
người Việt đã làm nên những thay đổi đáng kể cho nước Úc, trong đó có việc học
hành giỏi giang của các thế hệ tiếp nối...
Rất nhiều các khuôn mặt sinh hoạt cộng đồng tại NSW đã đến
dự tiệc như: Ông bà Võ Đại Tôn, LS Lưu Tường Quang, LS Võ Trí Dũng, LS Võ Quốc
Dũng, TS Hà Cao Thắng, ông Paul Huy Nguyễn, LS Đan Phượng, LS Ái Thân, ông Dũng Lê (từ
Melbourne), BS Trần Văn Minh, BS Trần Thị Xuyên... Về phía truyền thông có SBS,
Vietface TV, SBTN, Chiêu Dương, Văn Nghệ, Việt Luận, Dân Việt và Tự Do Thời
Báo... Hai MC trong buổi tiệc là Lưu Dân và Thùy Trang đã làm sôi động sân khấu
với phần trình diễn của Hồ Lệ Thu, Bảo Khánh và các ca sĩ được mến mộ tại
Sydney.
Nguyễn Vy Túy tường trình
Sunday, February 21, 2016
Thư trả lời của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về chương trình bảo trợ các thương phế binh VNCH sang Hoa Kỳ
Vào
lúc 3:00 trưa ngày Thứ Bảy 20/02/2016, Dân Biểu Alan Lowenthal đã ghé
thăm Đài Truyền Hình SBTN, để thông báo về bức thư của Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ, trả lời về yêu cầu tái khởi động lại ODP, giúp đỡ hơn 500 sĩ quan
thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa sang định cư tại Hoa Kỳ.
Dân Biểu Alan Lowenthal trình bày lá thư trả lời từ Bộ Ngoại Giao.
Buổi
họp tại văn phòng SBTN với Dân Biểu Alan Lowenthal có đại diện Ban Giám
Đốc SBTN và đại diện của Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả
Phụ VNCH.
Dân Biểu Lowenthal đã đưa cho mọi người xem lá thư của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ký ngày 20/01/2016 gởi cho ông, một trong 5 dân biểu Hoa Kỳ đã đề nghị xem xét lại việc mở lại chương trình ODP, để đưa hơn 500 cựu sĩ quan thương phế binh VNCH sang Hoa Kỳ định cư.
Nội dung của lá thư cho biết, Bộ Ngoại Giao hiện nay chưa có kế hoạch làm theo yêu cầu này. Một trong những lý do mà họ đưa ra là cả Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội lẫn Tòa Lãnh Sự tại Sài Gòn đều xác nhận là họ không ghi nhận có sự ngược đãi nào đối với những thương phế binh VNCH hiện đang sinh sống tại Việt Nam.
Bức thư còn cho biết chính phủ Hoa Kỳ có quan tâm đến những người tàn tật tại Việt Nam. Cụ thể là từ năm 1989, chính phủ Hoa Kỳ đã trợ giúp hơn 70 triệu USD cho những chương trình trợ giúp người tàn tật tại Việt Nam.
Dân biểu Alan Lowenthal cho biết thư trả lời này của Bộ Ngoại Giao có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Cả Tòa Đại Sứ lẫn Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ đều không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những người thương phế binh VNCH tại Việt Nam, cho nên không thể kết luận rằng họ có bị ngược đãi hay không.
Nhạc Sĩ Trúc Hồ -Tổng Giám Đốc SBTN - cũng chỉ ra rằng trong khi đề cập đến "70 triệu USD của chính phủ Hoa Kỳ dùng để trợ giúp người tàn tật ở Việt Nam”, lá thư không hề đề cập gì đến việc bao nhiêu trong số tiền này đã được sử dụng cho những người thương phế binh VNCH.
Dân Biểu Alan Lowenthal đã để nghị SBTN và Hội Cứu Trơ Thương Phế Binh một số hành động cụ thể, để chuẩn bị trả lời thư của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Đầu tiên, theo ông là phải thu thập những bằng chứng về sự đối xử phân biệt, những điều kiện sống vô cùng khó khăn của các thương phế binh VNCH tại quê nhà. Cần phải có những tài liệu, dữ kiện cho thấy đây là những người đã bị bỏ quên trong suốt hơn 40 năm qua. Mặc dù có thể sự phân biệt đối xử này đã giảm dần hiện nay, nhưng nó vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và tinh thần của những người thương phế binh VNCH.
Thứ hai, theo Dân Biểu Lowenthal là phải làm sao vận động để có nhiều tiếng nói hơn nữa từ cộng đồng, từ các hội đoàn người Việt khắp nơi ở Hoa Kỳ cho vấn đề này. Tiếng nói của cử tri càng nhiều sẽ tác động càng mạnh đến các dân biểu, chính phủ.
Thứ ba là cộng đồng người Việt có thể chứng tỏ với chính phủ Hoa Kỳ rằng chúng ta sẵn sàng cưu mang những người thương phế binh này, nếu họ được cho phép sang Hoa Kỳ định cư. Cộng đồng người Việt sẵn sàng nhận trách nhiệm cung cấp nơi ăn, chốn ở cho họ, để làm giảm gánh nặng ngân sách cho chính phủ Hoa Kỳ.
Dân Biểu Lowenthal cũng không quên nhắc nhở rằng ở thời điểm này, di dân là một vấn đề nhạy cảm chung của chính phủ Hoa Kỳ, chứ không riêng gì đối với cộng đồng người Việt chúng ta.
Có người đề nghị sắp xếp để cho Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn gặp gỡ các thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế, nơi mà người thương binh VNCH nhận được sự trợ giúp từ những các cha, các thiện nguyện viên, các lòng hảo tâm, chứ không phải từ chính phủ CSVN.
Còn rất nhiều việc cần phải làm để tiếp tục thúc đẩy chương trình này. Dân Biểu Lowenthal cho biết Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam -Ted Osius - sẽ trở về Mỹ vào tháng 3 tới, và có kế hoạch ghé thăm Little Saigon. Ông Lowenthal nói ông sẽ nêu vấn đề này khi gặp gỡ ông Đại Sứ, và nhắc cộng đồng chúng ta cũng làm tương tự khi có dịp tiếp xúc với ông Ted Osius.
Cuối cuộc họp, mọi người đều đồng ý sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm được, để hoàn thành sứ mạng mà ai cũng biết sẽ gặp nhiều khó khăn này. Bởi vì giúp đỡ người thương phế binh VNCH là trách nhiệm của cộng đồng chúng ta. Đây là những người đã hy sinh thân thể vả cả cuộc đời để bảo vệ sự tự do cho người dân miền Nam, và cũng là những người tị nạn CS tại hải ngoại hiện nay. Những người thương binh VNCH xứng đáng được tri ân như vậy.
Dân Biểu Lowenthal đã đưa cho mọi người xem lá thư của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ký ngày 20/01/2016 gởi cho ông, một trong 5 dân biểu Hoa Kỳ đã đề nghị xem xét lại việc mở lại chương trình ODP, để đưa hơn 500 cựu sĩ quan thương phế binh VNCH sang Hoa Kỳ định cư.
Nội dung của lá thư cho biết, Bộ Ngoại Giao hiện nay chưa có kế hoạch làm theo yêu cầu này. Một trong những lý do mà họ đưa ra là cả Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội lẫn Tòa Lãnh Sự tại Sài Gòn đều xác nhận là họ không ghi nhận có sự ngược đãi nào đối với những thương phế binh VNCH hiện đang sinh sống tại Việt Nam.
Bức thư còn cho biết chính phủ Hoa Kỳ có quan tâm đến những người tàn tật tại Việt Nam. Cụ thể là từ năm 1989, chính phủ Hoa Kỳ đã trợ giúp hơn 70 triệu USD cho những chương trình trợ giúp người tàn tật tại Việt Nam.
Dân biểu Alan Lowenthal cho biết thư trả lời này của Bộ Ngoại Giao có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Cả Tòa Đại Sứ lẫn Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ đều không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những người thương phế binh VNCH tại Việt Nam, cho nên không thể kết luận rằng họ có bị ngược đãi hay không.
Nhạc Sĩ Trúc Hồ -Tổng Giám Đốc SBTN - cũng chỉ ra rằng trong khi đề cập đến "70 triệu USD của chính phủ Hoa Kỳ dùng để trợ giúp người tàn tật ở Việt Nam”, lá thư không hề đề cập gì đến việc bao nhiêu trong số tiền này đã được sử dụng cho những người thương phế binh VNCH.
Dân Biểu Alan Lowenthal đã để nghị SBTN và Hội Cứu Trơ Thương Phế Binh một số hành động cụ thể, để chuẩn bị trả lời thư của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Đầu tiên, theo ông là phải thu thập những bằng chứng về sự đối xử phân biệt, những điều kiện sống vô cùng khó khăn của các thương phế binh VNCH tại quê nhà. Cần phải có những tài liệu, dữ kiện cho thấy đây là những người đã bị bỏ quên trong suốt hơn 40 năm qua. Mặc dù có thể sự phân biệt đối xử này đã giảm dần hiện nay, nhưng nó vẫn đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và tinh thần của những người thương phế binh VNCH.
Thứ hai, theo Dân Biểu Lowenthal là phải làm sao vận động để có nhiều tiếng nói hơn nữa từ cộng đồng, từ các hội đoàn người Việt khắp nơi ở Hoa Kỳ cho vấn đề này. Tiếng nói của cử tri càng nhiều sẽ tác động càng mạnh đến các dân biểu, chính phủ.
Thứ ba là cộng đồng người Việt có thể chứng tỏ với chính phủ Hoa Kỳ rằng chúng ta sẵn sàng cưu mang những người thương phế binh này, nếu họ được cho phép sang Hoa Kỳ định cư. Cộng đồng người Việt sẵn sàng nhận trách nhiệm cung cấp nơi ăn, chốn ở cho họ, để làm giảm gánh nặng ngân sách cho chính phủ Hoa Kỳ.
Dân Biểu Lowenthal cũng không quên nhắc nhở rằng ở thời điểm này, di dân là một vấn đề nhạy cảm chung của chính phủ Hoa Kỳ, chứ không riêng gì đối với cộng đồng người Việt chúng ta.
Có người đề nghị sắp xếp để cho Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn gặp gỡ các thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế, nơi mà người thương binh VNCH nhận được sự trợ giúp từ những các cha, các thiện nguyện viên, các lòng hảo tâm, chứ không phải từ chính phủ CSVN.
Còn rất nhiều việc cần phải làm để tiếp tục thúc đẩy chương trình này. Dân Biểu Lowenthal cho biết Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam -Ted Osius - sẽ trở về Mỹ vào tháng 3 tới, và có kế hoạch ghé thăm Little Saigon. Ông Lowenthal nói ông sẽ nêu vấn đề này khi gặp gỡ ông Đại Sứ, và nhắc cộng đồng chúng ta cũng làm tương tự khi có dịp tiếp xúc với ông Ted Osius.
Cuối cuộc họp, mọi người đều đồng ý sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể làm được, để hoàn thành sứ mạng mà ai cũng biết sẽ gặp nhiều khó khăn này. Bởi vì giúp đỡ người thương phế binh VNCH là trách nhiệm của cộng đồng chúng ta. Đây là những người đã hy sinh thân thể vả cả cuộc đời để bảo vệ sự tự do cho người dân miền Nam, và cũng là những người tị nạn CS tại hải ngoại hiện nay. Những người thương binh VNCH xứng đáng được tri ân như vậy.
Ban Giám Đốc SBTN và đại diện Hội HO cùng Dân Biểu Alan Lowenthal
Đoàn Hưng / SBTN
Video 2
Video 1
Subscribe to:
Posts (Atom)