Chúng
ta đã làm gì?
Ông
nhà báo Mỹ ở Sacramento lại vừa hỏi tôi, 40 năm qua chuyện gì đáng kể trong cộng
đồng Việt Nam. Tôi kể rằng chuyện thành công về định cư của từng gia đình thì
ai cũng nhận thấy. Mỗi gia đình đều làm chủ một mái nhà. Thế hệ thứ hai 85% tốt
nghiệp trung học và 60% tốt nghiệp đại học. Mỗi nơi đều có ban đại diện cộng đồng
đó là quan niệm của các nhà lãnh đạo muốn kết đoàn để có tiếng nói chung. Nhưng
có khi ước mong làm đại diện quá mạnh mẽ nầy sinh tranh chấp, đó cũng là chuyện
thường tình.Từ thân phận tỵ nạn, người Việt trở thành công dân. Cử tri gốc Việt
đi bầu và các ứng cử viên Việt Nam trở thành dân cử. Nghị viên, giám sát viên,
thị trưởng, nghị sĩ, dân biểu tiểu bang và tương lai còn mở rộng trong lảnh vực
dân cử ngành lập pháp. Rất nhiều người
Việt tham gia vào các lãnh vực công quyền, khoa học, tư pháp, giáo dục, thương
mại, ngoại giao và quốc phòng.Tuy nhiên, dù có khác biệt nhưng tinh thần chống
Cộng vẫn là mẫu số chung và nơi nào cũng tranh đấu để các chính quyền địa
phương công nhận ngọn cờ vàng là biểu tượng chung của cộng đồng. Gián tiếp hay
trực tiếp, người Việt tỵ nạn đi trước đã mở đường cho việc đón thuyền nhân, đón
tù cải tạo, đón con lai và sau cùng tiếp tục lâu dài là đoàn tụ gia đình. Về
chuyện quê nhà, hải ngoại từ những năm đầu tìm cách quang phục quê hương. Biết
bao hy sinh bất thành cho đến khi thế giới thay đổi thì công cuộc đấu tranh thực
tế nhằm vào việc đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Công tác cụ
thể là hải ngoại âm thầm rồi công khai tìm cách bảo toàn Nghĩa trang Quân đội tại
Biên Hòa. Đề tài hôm nay xin nói đến chuyện người thương binh Việt Nam Cộng
Hòa. Câu chuyện số một trong loạt bài 40 năm nhìn lại.
Cảm
ơn anh thương binh
.
Thành tích đáng hãnh diện nhất là các chương trình hải ngoại lo cho thương binh và quả phụ còn ở lại Việt Nam. Ngay từ những năm đầu tin tức ghi nhận từ Pháp, Mỹ hay Úc châu luôn luôn có nhiều cá nhân và tổ chức đứng ra quyên góp để giúp đỡ các thương binh VNCH. Tin tức và hình ảnh thương binh VNCH bị xua đuổi ra khỏi Tổng y Viện mở đầu cho giai đoạn cay đắng của phe chiến bại. Phần lớn thương binh sống trong các hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Sau 75, đời sống dưới chế độ cộng sản cả nước lầm than, nói gì đến thương binh của miền Nam. Người Việt hải ngoại đã nhìn ra nhu cầu. Không cần có lệnh của chính phủ, không cần phải tìm hiểu nghiên cứu xâu xa. Người Việt về thăm quê nhà thấy ngay anh lính chiến với áo hoa dù đi hát rong nhạc vàng tiền chiến. Thấy anh thương binh đi bán vé số ngoải chợ. Những món quà tình nghĩa đã trao tay và tin tức đem trở lại với chúng ta. Quyên góp gửi quà về cho anh em bắt đầu trở thành phong trào. Từ những ngọn lửa thương yêu nhỏ bé hơn 20 năm qua, lời cảm ơn anh đã bắt đầu tạo thành ngọn đuốc soi sáng lương tâm hải ngoại với tiếng tăm vang dội. Một hội đoàn từ Nam CA có ý định tổ chức quyên góp quy mô trong đại nhạc hội. Anh Huy Phương và bà Hạnh Nhơn tìm gặp nghệ sĩ Nam Lộc và Việt Dzũng họp bàn. Khi được sự nhận lời của nhạc sĩ Trúc Hồ từ sân khấu Asia, lần lượt các đại nhạc hội tổ chức hàng năm. Đến khi thêm SBTN nhập cuộc thì sân khấu tổ chức từ Nam Bắc CA trở thành danh tiếng toàn thế giới. Kỳ Cảm ơn Anh lần thứ 9 năm 2015 tại San Jose vừa qua ghi nhận thành tích một triệu 200 ngàn. Thành quả vĩ đại thể hiện tấm lòng của hải ngoại hướng về quê nhà. Quả thực húng tôi không quên anh.
Thành tích đáng hãnh diện nhất là các chương trình hải ngoại lo cho thương binh và quả phụ còn ở lại Việt Nam. Ngay từ những năm đầu tin tức ghi nhận từ Pháp, Mỹ hay Úc châu luôn luôn có nhiều cá nhân và tổ chức đứng ra quyên góp để giúp đỡ các thương binh VNCH. Tin tức và hình ảnh thương binh VNCH bị xua đuổi ra khỏi Tổng y Viện mở đầu cho giai đoạn cay đắng của phe chiến bại. Phần lớn thương binh sống trong các hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Sau 75, đời sống dưới chế độ cộng sản cả nước lầm than, nói gì đến thương binh của miền Nam. Người Việt hải ngoại đã nhìn ra nhu cầu. Không cần có lệnh của chính phủ, không cần phải tìm hiểu nghiên cứu xâu xa. Người Việt về thăm quê nhà thấy ngay anh lính chiến với áo hoa dù đi hát rong nhạc vàng tiền chiến. Thấy anh thương binh đi bán vé số ngoải chợ. Những món quà tình nghĩa đã trao tay và tin tức đem trở lại với chúng ta. Quyên góp gửi quà về cho anh em bắt đầu trở thành phong trào. Từ những ngọn lửa thương yêu nhỏ bé hơn 20 năm qua, lời cảm ơn anh đã bắt đầu tạo thành ngọn đuốc soi sáng lương tâm hải ngoại với tiếng tăm vang dội. Một hội đoàn từ Nam CA có ý định tổ chức quyên góp quy mô trong đại nhạc hội. Anh Huy Phương và bà Hạnh Nhơn tìm gặp nghệ sĩ Nam Lộc và Việt Dzũng họp bàn. Khi được sự nhận lời của nhạc sĩ Trúc Hồ từ sân khấu Asia, lần lượt các đại nhạc hội tổ chức hàng năm. Đến khi thêm SBTN nhập cuộc thì sân khấu tổ chức từ Nam Bắc CA trở thành danh tiếng toàn thế giới. Kỳ Cảm ơn Anh lần thứ 9 năm 2015 tại San Jose vừa qua ghi nhận thành tích một triệu 200 ngàn. Thành quả vĩ đại thể hiện tấm lòng của hải ngoại hướng về quê nhà. Quả thực húng tôi không quên anh.
Đem
thương binh VNCH qua Mỹ.
Cô Janet Nguyen đã theo
đuổi con đường chính trị nhiều năm qua bắt đầu từ miền Nam California. Xuất
thân từ nghị viện thành phố, cô thành công khi ra tranh cử Giám sát viên quận
Cam. Mới đây cô đã trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên gốc Việt tại tiểu bang
California. Chắc hẳn cô đã từng tham dự nhiều lần các đại nhạc hội Cám ơn anh.
Vì xúc động qua hình ảnh thương phế binh VNCH. Vì hưởng ứng sự nhiệt thành của
cộng đồng Việt Nam với đề tài Thương phế binh. Vì thể theo ý nguyện của cử tri
gốc Việt hay thực sự chỉ đơn thuần là vì lòng nhân đạo. Cách gì thì ý nguyện của
cô cũng rất tốt. Cô Nguyễn đã vận động thành công để thuợng và hạ viện tại
Sacramento đồng ý thông qua một nghị quyết đưa lên quốc hội Hoa kỳ yêu cầu ban
hành các điều luật cần thiết để đem thương binh Việt Nam qua Mỹ. Tuy nhiên đây
mới chỉ là một thỉnh nguyện. Bước kế tiếp rất cần một hay nhiếu văn phòng dân
biểu liên bang đứng ra bảo trợ và mở đường cho công tác rất dài hạn. Trong hoàn
cảnh nước Mỹ ngày nay đang bối rối vì tỵ nạn Âu châu, việc đưa thương binh tàn
phế Việt Nam qua Mỹ hoàn toàn là công tác nhân đạo, có thể là nhu cầu của hai
quốc gia Việt Mỹ hay không. Phải chăng ước mong này có thể mở đường cho các giải
pháp khác.
Vấn nạn bắt đầu:
Tin thương binh đi Mỹ vừa loan ra thì ở Việt Nam đã có người tìm cách làm ăn dưới
hình thức mở dịch vụ giúp đỡ thương binh chuẩn bị hồ sơ. Người ta e ngại rằng
anh chị em thương binh ở quê nhà có thể bị lừa bịp. Có người hiểu rằng ước mong
đưa thương binh qua Hoa Kỳ vẫn còn nhiều trở ngại phải vượt qua và không chắc
có vượt qua được không. Nhưng cũng có người hy vọng rằng ước mong vẫn có thể
thành sự thực. Trình bày một cách đơn giản là mọi chuyện phải bắt đầu có người
viết dự án luật trình lên hạ viện rồi tùy trường hợp thượng viện để mắt đến hay
không do tính chất quan trọng của chương trình. Những khía cạnh nhân đạo, nhu cầu
tài chánh, và những dư âm của cuộc chiến Việt Nam từ hơn 40 năm trước có còn
ghi dấu trong tâm tư những nhà làm luật của Hoa Kỳ hay không. Phía hành pháp tức
là chính quyền có đồng thuận với dự án hay không. Đi sâu vào việc nghiên cứu,
nhiều câu hỏi sẽ phải được giải đáp.
VNCH có bao nhiêu thương binh;
Đúng như vậy, văn phòng nào viết dự án sẽ
cần phải đấy đủ các dữ kiện. Trung bình một hồ sơ thương binh VNCH qua Mỹ sẽ có
bao nhiêu người trong gia đình. Hoàn cảnh mỗi gia đình ra sao. Để giúp cho Hoa
Kỳ định cư một gia đình sẽ tốn phí là bao nhiêu? Đề nghị sẽ đem bao nhiêu
thương binh và gia đình qua. Lựa chọn trên tiêu chuẩn nào. Dù là rất khó khăn,
những người viết để nghị vẫn không thể dự trù đưa tất cả 100% thương binh qua Mỹ.
Bắt buộc phải ghi đề nghị cụ thể thí dụ là 5 ngàn gia đình. Trong thời hạn là 5
năm. Từ các dự kiến này, các chuyên viên nghiên cứu sẽ phải tìm cho ra con số
thương binh VNCH hiện tại Việt Nam là bao nhiêu người? Trong buổi tiệc thân mật
tại San Jose tháng trước, cô Janet có hỏi tôi con số này. Tôi hứa sẽ tìm hiểu
và trả lời sau. Anh Nam Lộc cũng có hỏi chúng tôi tài liệu này. Sau đây là tin
tức chúng tôi ghi lại để gửi cho toàn thể quý vị quan tâm.
Tổn thất trong chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam
đã gây ra cái chết từ 2 đến 5 triệu người Việt
(tùy từng nguồn khác nhau). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa,
người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000
người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ
4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn
Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand
38 chết và 187 bị thương;
Quân lực Việt Nam
Cộng hòa. Từ 250.000 đến 316.000
tử trận hoặc mất tích và 1.170.000 bị thương. Con số khác là 220.357 tử trận được tác giả Lewy
trích dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính
từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và
trước đó cho ra ước tính khoảng hơn 250.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa
ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 316.000 tử trận. Viet Museum
note. Trong chiến tranh Viet Nam 1 chết là có từ 6 đến 7 thương binh. Trong
số bị thương một nửa tàn phế từ 50% đến 100%. Cụt 1 tay là 50%, mất tứ chi là
100%. Tàn phế dưới 50% thân thể không tật nguyền, không mù què nhưng vẫn được
giải ngũ và được coi là thương binh, hưởng phụ cấp thương
binh.
Bộ đội
cộng sản Việt
Nam
Theo tài liệu Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (54-75)
của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có:1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có
300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác) 600.000 quân nhân bị thương hoặc
bị bệnh.
Viet
Museum note: Con số thương binh cộng sản thấp vì số lớn bị thương nhưng
không được cứu thương nên nằm chết tại chiến trường. Trở thành tử sĩ.
Thương Binh VNCH. Năm 1975 thống kê tổng số 1 triệu
200 ngàn thương binh sau cuộc chiến 21 năm (54-75) Tuy nhiên, phần lớn thương
binh tử sĩ hy sinh trong 10 năm từ 65-75. Đa số là chiến binh trẻ. Tuy nhiên
cũng có thương binh từ giai đoạn đầu ghi trong thống kê đến 1975 không còn nữa.
Các thương binh không tật nguyền cũng đã trở thành dân thường. Như vậy vào
tháng tư 1975 có khoảng trên 400 ngàn thương binh VNCH với thương tật rõ ràng
(mù què). Sau 40 năm, tính đến nay còn lại trên 200 ngàn thương phế binh với
thương tật. Tuổi trung bình từ 65 đến 70.( From
Wikipedia, the free encyclopedias.) Đại tá Chu Văn Hồ hàng tháng
thuyết trình cho trung tướng Đồng Văn Khuyên cho biết con số tử trận có danh
tính và số quân đầu năm 1975 là 300,000.
Ghi Chú riêng. Nếu con số VNCH tử
trận 300 ngàn thì số bị thương phải là 300x6= Một triệu 800 trăm ngàn.Tuy
nhiên, cần nhắc lại hàng triệu chiến sĩ có chiến thương bội tinh nhưng vẫn trở
lại đơn vị chiến đấu vì không bị tàn tật. Họ không phải là phế binh vì mù què.
Con số thương binh tàn tật hiện nay còn sống trên toàn thể miền Nam có thể vào
khoảng tối đa là 50 ngàn. Hơn nửa con số này không có liên lạc với các cơ quan
từ thiện.
Ngồi lại với nhau
Sau 40 năm cuộc chiến đã
tàn nhưng di sản chiến tranh vẫn còn nằm trên thương tích của các chiến binh tàn
tật. Hình ảnh các buổi họp mặt thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại dòng Chúa
cứu thế Sài Gòn mãi mãi là vết thương in trong lòng hải ngoại. Vấn đề thương
binh VNCH là một đề tài quan trọng và tế nhị. Việc giúp đỡ hay tìm cách đưa qua
Mỹ có thể chỉ là một ước mơ vĩ đại. Nhưng giấc mơ này có thể đưa đến các giải
pháp khác, tuy đã muộn hơn 40 năm nhưng có phần cụ thể hơn. Chuyện này không thể
tranh luận qua các diễn đàn báo chí hay internet. Cần ngồi lại với nhau. Rất cần
ngồi lại với nhau... Với một tấm lòng mở rộng, tha thứ cho người và tha thứ cho
chính mình. Nhiên hậu mới nói chuyện đồng hương, chiến hữu và nhân đạo.
Giao Chỉ,
San Jose.
Xin vào youtube sau đây để nghe buổi
nói chuyện cùng đề tài.